Nhân viên của bạn thực sự cần gì?

3:26 PM |
Bạn nghĩ rằng một mức lương hậu hỉnh sẽ giữ được chân nhân viên giỏi đồng hành cùng sự phát triển của công ty?
 Nếu bạn hoàn toàn nghiêng về suy nghĩ này thì hẳn đó là một nhận định sai lầm. Đối với nhiều nhân viên, kiếm được nhiều tiền đôi khi còn ít quan trọng hơn là được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Vẫn còn nhiều điều đáng giá hơn số tiền lương mà người lao động được trả. 
Qua nhiều cuộc khảo sát về các chủ đề lương và việc làm, sếp và công việc, chúng ta đã nhận biết được một số điều mà một nhân viên thật sự mong muốn:
1. Được đối xử công bằng
Cuộc sống phải có sự công bằng trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt với người lao động, họ ghét sự thiên vị. Họ hy vọng rằng các đặc quyền và sự tiến cử sẽ dành cho những ai làm việc chăm chỉ chứ không phải thuộc về những kẻ chỉ biết bợ đỡ.
2. Tự hào
Khi được hỏi về lịch sử công việc, nhiều người thường thể hiện niềm kiêu hãnh hơn là những nuối tiếc. Họ muốn những người mình gặp gỡ ít nhất cũng phải có chút ấn tượng về họ, ngay cả khi họ chỉ thực hiện các công việc rất đỗi bình thường.
3. Sự tôn trọng
Đây là yếu tố quan trọng duy trì mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Nhân viên muốn nhận những cái nhìn tôn trọng từ lãnh đạo, và đồng thời họ cũng muốn mình có cảm giác tôn trọng người lãnh đạo ấy. Nhân viên muốn tin rằng người đang dẫn dắt mình xứng đáng với lòng trung thành của họ.
4. Được lắng nghe
Chẳng cấp dưới nào đồng ý với thái độ không quan tâm lắng nghe của sếp về những gì họ trình bày, dù bất cứ lý do gì. Nhân viên không mong đợi người quản lý luôn làm theo lời khuyên của họ, nhưng nếu người ấy không lắng nghe thực sự thì nhân viên sẽ dễ giả định rằng sếp không quan tâm đến mình. 

5. Được huấn luyện trong giới hạn
Nhân viên mong muốn sếp sẽ giúp đỡ họ khi họ cần hướng dẫn hoặc khi họ lo âu bối rối đến mức không dám lên tiếng đề nghị. Nhân viên không muốn có một người chủ suốt ngày cứ đứng phía sau lưng hoặc liếc nhìn qua vai để kiểm soát xem họ đang làm gì.
6. Ít căng thẳng
Mọi người đều ghét cảm giác có quá nhiều việc phải làm và họ không đủ thời gian làm điều đó. Là người quản lý thì bạn phải lập kế hoạch cẩn thận, dự đoán vấn đề và thiết lập mục tiêu thực tế, để không vô tình làm tăng thêm sự căng thẳng vào cuộc sống của nhân viên một cách không cần thiết.
7. Sự bảo đảm
Không có ai lại mong muốn mình phải làm việc cả đời. Ngay cả như vậy, thật khó tập trung khi có một sự đe đoạn lơ lửng trên đầu của họ. Nhân viên muốn biết rằng họ không lãng phí thời gian đem lại những điều tốt nhất cho công việc.
8. Đánh bại đối thủ
Đừng bao giờ đánh giá thấp tinh thần đồng đội, đặc biệt khi làm việc theo nhóm. Nhân viên không chỉ muốn trở thành một người đồng đội, mà họ còn muốn mình là thành viên của một đội luôn chiến thắng.
Nếu đáp ứng đủ các nhu cầu trên, nhân viên của bạn sẽ luôn trung thành và chăm chỉ, ngay cả khi bạn trả lương cho họ thấp hơn những nơi khác hoặc khả năng của bạn.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chân dung của người quản lý nhân sự cũng như hoàn thiện các kỹ năng quản lý của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn thông qua chương trình đào tạo: "Nâng cao năng lực quản trị cho nhà quản lý cấp trung"- Học viện doanh nhân INCIP tổ chức, chúc các bạn thành công!

Vì sao bạn thua trong cuộc chiến giữ nhân tài?

3:15 PM |
Cuộc chiến giữ nhân tài là một trò chơi khốc liệt và chính sách hiện tại của công ty có thể là phương cách hàng đầu để nhân viên nói lời tạm biệt bạn và tổ chức.
Theo các nghiên cứu gần đây, mức thu nhập trung bình của nhân viên được dự đoán sẽ tăng từ 20,6% trong giai đoạn 2012 lên 23,4% vào năm 2018. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thị trường mới nổi sẽ thấy mức khởi đỉnh đầu tiên, và nền kinh tế phát triển lưu ý rằng những biến động doanh thu trong năm 2014 cho thấy thị trường việc làm trở nên năng động hơn.

Vậy tại sao nhân viên vẫn cứ giảm dần và ra đi? Bạn có thể làm gì để chắc chắn mình sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua? Có thể do một trong các yếu tố sau:

 Bạn không thẳng thắn ngay từ khi bắt đầu
Khoảng 43% các chuyên gia nói rằng nhiều mô tả công việc không phù hợp với vị trí. Đây là một vấn đề lớn, đặc biệt khi bạn muốn có những người phù hợp tham gia ứng tuyển và thuê được những người giỏi nhất. Nhiều kỹ năng và nhiệm vụ luôn có thể chuyển đổi, vì thế ứng viên cần phải biết chính xác mọi yêu cầu và mong đợi nếu họ lựa chọn công việc nào đó.
Giải pháp: Hãy viết mọi thứ rõ ràng hơn, đăng tuyển dụng với mô tả chi tiết hơn. Gồm càng nhiều thông tin càng tốt, chẳng hạn như nêu chi tiết về mức lương, trách nhiệm hàng ngày, văn hóa công ty, cơ hội phát triển chuyên môn và mục tiêu mà bạn muốn ứng cử viên đạt được.

 Bạn không cam kết với họ
Nghiên cứu cho thấy 79% các chuyên gia nhân sự tham gia khảo sát nói rằng sự cam kết là một ưu tiên lớn, nhưng chỉ 41% có chiến lược thu hút nhân sự ngay hiện tại. Khi bạn không cam kết cùng nhân viên hoặc thừa nhận các kỹ năng của họ, họ có thể cảm thấy chưa được đánh giá cao, dẫn đến việc tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác.
Giải pháp: Hãy có các cuộc họp thường xuyên với nhân viên, cả hình thức họp nhóm và trao đổi với từng cá nhân. Bạn sẽ đưa ra cam kết khi nhận thức được những điều một nhân viên giỏi thực hiện và những gì họ cần phải làm thực sự. Chủ động lên kế hoạch cho các cuộc họp, thay vì đợi đến khi có vấn đề xảy ra, sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ ăn khớp với hoạt động và mục tiêu tổng thể của công ty.

 Bạn không nhận ra nỗ lực của họ
Khi nhân viên nhanh chóng hoàn thành một nhiệm vụ hoặc nhận được lời khen ngợi từ khách hàng là điều rất tốt, nhưng đôi khi nhân viên vẫn muốn nhận được sự công nhận cho những nỗ lực của họ từ bạn. Trên thực tế, 78% người lao động nói rằng nếu họ được nhìn nhận tốt hơn, họ đã cảm thấy có động lực hơn trong công việc. Động viên đúng cách mang lại những hiệu suất làm việc và kết quả cao hơn. Sai có nghĩa là bạn sẽ phải nói lời tạm biệt với tài năng, những người có thể đã tác động tích cực cho công ty của bạn.
Giải pháp: Hãy giúp nhân viên cảm thấy kết nối hơn với công việc của họ. Từ những cử chỉ nhỏ như thư cảm ơn và sự công nhận trước tập thể đến những phần thưởng lớn như thời gian nghỉ ngơi và thăng cấp. Thực hiện các bước ghi nhận nỗ lực của nhân viên có thể giúp bạn giữ chân đồng thời động viên họ làm việc hướng tới mục tiêu chung.

Bạn không giúp họ phát triển
Dưới đây là một số liệu thống kê đáng ngạc nhiên dành cho bạn: ít hơn một phần tư nhân viên cho biết rằng họ cảm thấy các nhà quản lý có quan tâm đến sự phát triển chuyên môn cho đội ngũ nhân sự. Trong khi các thành viên nổi bật dường như không để tâm nhiều đến những điều trong hiện tại, nếu họ không gặp các thách thức, họ có thể phát triển ra khỏi vị trí của mình. Nếu sự đề bạt không phải là một lựa chọn, họ sẽ ngày càng trở nên thiếu tập trung cho công việc, hoặc là ra đi để tìm một tổ chức khác giúp họ phát triển. Rõ ràng, cả hai lựa chọn này đều không phải là kết quả tuyệt vời cho tổ chức.
Giải pháp: Cung cấp càng nhiều cơ hội phát triển chuyên môn càng tốt khi bạn có thể. Cố gắng tạo ra các dự án khác nhau, những khóa học trực tuyến, sách, các cuộc gặp gỡ với giám đốc điều hành công ty hoặc cựu sinh viên, hoặc tham gia các hội nghị ngành nghề miễn phí. Thực hiện những điều này không chỉ tạo ra cơ hội giúp nhân viên phát triển chuyên môn, mà nó còn chính là lý do để giữ họ “dính chặt” vào tổ chức.

Trong khi cuộc chiến giữ nhân tài luôn rất sôi động, bạn có thể dùng những lời khuyên trên đây để xem xét giải quyết những khó khăn. Và bạn sẽ thấy, kết quả thu nhận lại sẽ rất tích cực và bạn giành được nhiều tình cảm hơn từ những người muốn gắn bó lâu dài cùng công ty.


Powered by Blogger.

Trang thông tin cung cấp kiến thức, kỹ năng quản trị nhân sự giúp nhà lãnh đạo tìm ra giải pháp tốt nhất cho nguồn nhân lực

HOTLINE